TRANG NHÀ HỘI
TỪ BI PHỤNG SỰ MONTREAL
Xin chào mừng Quý Bác đến với hội Từ Bi Phụng Sự Montreal!
TrangnhàHộiTừ Bi PhụngSựMontreal
TrangnhàHộiTừ Bi PhụngSựMontreal
TrangnhàHộiTừ Bi PhụngSựMontreal
TRANG NHÀ HỘI
TỪ BI PHỤNG SỰ MONTREAL
Xin chào mừng Quý Bác đến với hội Từ Bi Phụng Sự Montreal!
COMPASSIONATE
SERVICE SOCIETY
Ý Nghĩa CSS Logo
Ý nghĩa
1- Tam Bảo
Nét đi lên tượng trưng cho Phật (Thiện). Nét đi xuống tượng trưng cho Pháp (Chân). Vòng tròn tượng trưng cho Tăng (Mỹ).
2- Triết lý sống
Nét đi lên tượng trưng cho phần tiến hoá tâm linh (Xuất tục). Xuất tục, là ra ngoài trần tục, là con đường hướng thượng. Nét đi lên dài và thon, tượng trưng cho sự thanh cao, vượt thoát, vươn lên khỏi vũng bùn dục vọng.
Nét đi xuống tượng trưng cho phụng sự xã hội (Nhập thế). Nhập thế là đi vào trần gian để phục vụ. Nét đi xuống ngắn và dày, có ý nghĩa là đi xuống gần với nhân tình hơn để phục vụ. Nét dày có ý nghĩa trung hậu, nói lên đặc tính tâm mở lớn. Phật giáo hay lấy thí dụ chân voi như hạnh bồ tát, mạnh, to lớn, khi đi, dấu chân in xuống mặt đất. Cũng vậy, khi nhập thế phục vụ, ta phải chân thật, thực tế, vững vàng, hậu trọng.
Tại sao phần hướng thượng và phục vụ không liền nhau? Phần hổng ở giữa này tượng trưng cho tính cách vô thường, không trường tồn của thân thể. Đồng thời, bản tánh của thân là chân không. Tức là có thân thể hay không có thân thể thì đặc tính không tánh đó cũng là đặc tính của Phật, của Bồ tát, của vũ trụ. Chân không tuyệt đối, không có đối tượng, ra ngoài Ngũ Ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) được biểu hiện bằng sự trống vắng ở đây. Hiểu được tính chất không tánh của thân nên khi ta phục vụ là hiến thân hết lòng.
Vòng tròn: Hai bên vòng tròn là trí năng (bên trái) và tâm lý (bên phải). Tâm lý hay cảm xúc, cảm tình (tim). Trí năng là phần suy nghĩ (óc). Bốn phạm trù, tâm linh, xã hội, tâm lý và tình cảm không thay đổi.
Giữa tâm linh và tâm lý: đạo đức quan.
Đạo đức quan là gì? Ngoài định nghĩa thông thường là sống sao cho có đạo đức, đạo đức quan còn là sự trưởng thành trong việc bày tỏ tình thương, lòng bao dung và tha thứ. Theo kinh Hoa Nghiêm, đạo đức không ngừng ở mức độ trì giới.
Giữa trí năng và tâm linh: vũ trụ quan
Vũ trụ quan là cách nhìn về vũ trụ, về thế giới, là sự trưởng thành về tầng nhìn và chiều rộng cuả tầm nhìn. Ví dụ, bác leo núi thì ở mỗi vị trí của núi, bác sẽ thấy khác nhau, cái nhìn sẽ không giống nhau. Càng lên cao thì tầng nhìn càng cao và tầm nhìn càng rộng. Do đó, người có vũ trụ quan cao thì tâm càng mở và tâm càng mở ra thì tâm linh càng được hỗ trợ. Cho nên vũ trụ quan càng rộng thì tâm linh càng dễ phát triển.
Ví dụ: đứng ở dưới chân núi, mình chỉ thấy bộ lạc, tổ chức của mình thôi và cho đó là hay nhất. Hay là đứng trong rừng, bị cây che, không thấy thị trấn bên ngoài. Ở trên đỉnh núi như vũ trụ chư Phật thì Ngài thấy khắp mọi chỗ, mọi nơi, ngoài vũ trụ này còn nhiều thế giới khác nữa, trùng trùng thế giới. Vì vậy, Ngài thấy cần hy sinh, không cần chấp trước, không cần phải ở trong bộ lạc nhỏ nữa, chẳng hạn như vậy.
Có nhiều tầng lớp vũ trụ quan từ thấp nhất là tribal centric, ego centric cho đến ethno centric... global centric và cuối cùng là cosmo centric. Tu là sửa đổi tầng nhìn và tầm nhìn, nâng cao vũ trụ quan.
Giữa trí năng và xã hội là mức độ trưởng thành của sự nhận thức về tổ chức và quản lý. Không ai sống một mình mà sống trong một tổ chức. Tổ chức đó là gia đình, là hội đoàn, là lớp học, trường học, là công ty, là cộng đồng, là đảng phái, đất nước hay nhiều đất nước. Trong đời sống nên đặt câu hỏi là sự suy tư của mình phát xuất từ khía cạnh nào? Từ bản ngã nhỏ hẹp hay từ mức độ tập thể? mức độ tổ chức và quản lý tùy theo sự suy tư đó mà phát triển.
Giữa tâm lý và xã hội là mức độ trưởng thành về sự nhận thức trong quan hệ với tha nhân. Mức độ này là khả năng cảm thông, mức độ tha thứ, khả năng chấp nhận, khả năng thương mến, khả năng tự chế (self control). Khả năng nuôi dưỡng quan hệ để đừng trở thành kẻ thù mà còn có thêm nhiều bạn.
Tóm lại, trên bốn mặt: tâm linh, xã hội, trí năng, tâm lý đều có cách tu, cách tập luyện. Dĩ nhiên ở giữa những mặt này còn vô số đường hay vô số phương diện để phát triển nữa nhưng ở đây mình chỉ chọn những phương diện dễ tu và dễ thực hành.
Theo Logo này, mũi tên tâm linh càng lên càng thanh cao, mũi tên xã hội càng xuống càng dầy, vòng tròn càng mở càng rộng thêm. Ý nói mình sống giống như hào quang, mở ra, lan tỏa khắp chiều: trên, dưới, ngang, dọc. Phương pháp tập luyện hay tu luyện này có tên là Tu toàn diện. Logo này nói lên đặc trưng không ngừng khai mở, không ngừng phát triển.
Xin bấm vào đây bài thuyết giảng của Thầy Hàng Trường về ý nghĩa của CSS Logo.
Explain Logo CSS from CJ NguyenLe on Vimeo.