top of page

CÀN KHÔN THẬP LINH

maxresdefault.jpg

 

iTC tức là "integral Tai Chi" gồm có nhiều môn thể dục dưỡng sinh, nhưng môn chính yếu là môn Càn Khôn Thập Linh. Mục đích chính của iTC không phải chỉ có vận động chân tay mà còn bao gồm tất cả hoạt động để 'dưỡng sinh', nuôi dưỡng sức sống của thân thể và tâm linh. Theo đó, thân khỏe, tâm sáng, ngủ sâu, nghỉ đủ, hết stress, ăn uống lành mạnh, là những mục tiêu chính mà chương trình huấn luyện iTC chú tâm vào. Môn Càn Khôn Thập Linh bản thân là một môn dưỡng sinh, nhưng dựa trên tinh thần Bát Nhã của nhà Phật để xây dựng triết lý nền tảng.

Càn Khôn là tên hai quẻ trong kinh Dịch. Càn tượng trưng cho TrờiKhôn tượng trưng cho Đất. Giữa trời và đất là vạn vật, được tượng trưng bằng con số 10 (Thập Linh), là con số viên mãn, theo triết lý Hoa Nghiêm. Thay vì dùng những hình tượng huyền bí, trừu tượng, môn Càn Khôn Thập Linh dùng hình tượng của những con động vật để tượng trưng cho sự tu tập thoát khỏi thú tính, trở nên trưởng thành về tâm linh. Sự trưởng thành này phản ảnh triết lý Bát Nhã áp dụng vào cuộc sống, đó là: Vượt thoát, tự tại và hài hòa.

Vượt thoát (transcendence): Qua hình ảnh các thế con Cóc, con Trâu, con Hạc và con Rồng. Các thế diễn bày động tác vượt thoát, vươn ra, thẳng lên; như thế con cóc thì nhảy ra khỏi giếng, trâu bước khỏi bùn lầy, hạc tung cánh rời chỗ nương chân, rồng thoát khỏi núi đè. Sự không ngừng vượt thoát là tinh thần chủ đạo của trí Bát Nhã ứng dụng vào cuộc sống nhị nguyên trần tục.

Tự tại (self-mastery): Qua hình ảnh các thế con Phượng, con Hổ, con Bướm, con Rùa. Các thế này tạo ra hình tượng tự tại, tự do, làm chủ chính mình; như thế con phượng tự do bay lượn không câu thúc, con hổ qua lại tự do nơi rừng già, con bướm thanh thản với bông hoa, và con rùa xuống biển lên bờ không ngăn ngại. Sự tự tại là đặc tính quan trọng thứ hai của trí Bát Nhã ứng dụng vào cuộc sống. Có Bát Nhã thì mới có tự tại.

Hài hòa (harmony): Qua hình ảnh của hai thế Càn và Khôn. Ta chỉ có thể hài hòa với trời đất chớ không sao sửa đổi hay làm gì được trời đất. Một khi hài hòa được với trời đất, thì ta hãy hài hòa với mọi người. Đó chính là đặt tính quan trọng thứ ba của trí Bát Nhã

Xin các bác bấm về địa điểm LỚP HỌC 

bottom of page